Nếu bạn đang tìm một ví dụ nào đó về các bước thiết kế logo. Thực sự là khó khăn, mặc dù các lý thuyết về thiết kế thì có khá nhiều, nhưng những ví dụ về từng bước, từng bước như thế này thì không nhiều lắm. Tôi có thể chắc chắn như vậy. Vấn đề không hẳn là có nhiều phương pháp thiết kế logo, mà vấn đề là có nhiều “bản vẽ” đôi khi chỉ xuất hiện “trong đầu” người thiết kế, và kể cả có những bản vẽ đã vẽ trên giấy,trên máy nhưng có thể nó dễ hiểu với người vẽ ra nó, khó hiểu với ai đó nhìn vào, và cũng có thể nó đã thất lạc hoặc bị hủy…

Các hình ảnh tôi sử dụng trong bài viết này: một phần do tôi đã lưu lại trong quá trình làm việc, một phần do tôi đã cố gắng “lục lại trí nhớ” và vẽ nó ra bằng cách này hay cách khác. Tất nhiên tôi không thể lấy ra đầy đủ những ý nghĩ của tôi khi đó, cũng không dám chắc là những bản đã vẽ của tôi có đầy đủ hay chưa. Tôi luôn nhận là tính tôi không được gọn gàng cho lắm.
Làm nghề thiết kế logo, thương hiệu yêu cầu tính sáng tạo rất cao. Những ý tưởng có thể “nẩy” ra bất cứ lúc nào. Do đó tôi luôn mang theo bên mình chiếc cặp, trong đó có 1 cái laptop. Đó là người bạn thân thiết của tôi ở bất cứ đâu, 1 quyển sổ ô li, vài cái bút chì. Và một vài thứ lặt vặt khác. À, mà trong túi áo ngực của tôi cũng luôn có một quyển sổ nhỏ và cái bút bi. ( Nhìn cho nó pro ấy mà). Bất cứ nơi đâu, thời điểm nào tôi cũng có thể ghi lại ý tưởng của mình.
Phương pháp làm việc của tôi trong ví dụ này là phương pháp có giai đoạn, bắt đầu từ những khái niệm cơ bản cần phải có của logo. Theo suy nghĩ của tôi thì: “Thiết kế xuất phát từ khái niệm, khái niệm không được định nghĩa từ thiết kế”. Nghĩa là với phương pháp này của tôi từ khái niệm (từng bước bạn sẽ hiểu được từ “khái niệm” này của tôi), qua từng bước, từng bước dần dần tôi có những bản vẽ, bản thiết kế. Từ các bản thiết kế đó sẽ thể hiện được khái niệm ban đầu, theo sát thương hiệu cần thể hiện. Tôi biết rằng có những phương pháp thiết kế logo người ta cố gắng vẽ các biểu tượng thật đẹp, tràn lan và gán cho nó một hoặc vài ý ngĩa nào đó gần gũi với thương hiệu cần thiết kế. Tôi không ủng hộ phương pháp đó. Tất nhiên đó chỉ là ý kiến cá nhân chủ quan của tôi thôi.
Trong ví dụ này, là từng bước tôi đã thực hiện việc thiết kế logo cho thương hiệu máy bay trực thăng của công ty hàng không Metro.
Tôi bắt đầu bằng việc phác thảo ra giấy những khái niệm mà tôi cho rằng nó có thể đại diện cho máy bay trực thăng. Cố gắng tìm ra khái niệm nào đó nó thể hiện rõ ràng nhất, nổi bật nhất.
Chúng ta bắt đầu.
Bước 1: Đầu tiên tôi nghĩ đến cái cánh quạt. Tất nhiên, cánh quạt là một khái niệm quá rõ ràng về chiếc trực thăng. (Nếu nãy giờ bạn vẫn còn lăn tăn về từ “khái niệm” mà tôi dùng, thì bạn có thể hơi hơi hiểu rồi đó). Cánh quạt:

Bước 2: Tôi nghĩ đến một chiếc trực thăng (trực thăng đương nhiên là một “khái niệm” của trực thăng). Tôi thêm một đôi cánh vào đó nữa. Vẽ xong tôi thấy nó hơi xấu, nhìn giống con dơi quá. Nhưng không sao, tôi đang nghiên cứu các khái niệm, chưa thiết kế mà, không mất nhiều công sức vẽ vời lắm.
Bước 3: Tiếp theo là một khái niệm khác, tôi muốn thử cho chiếc máy bay đỗ vào chữ O trong chữ Metro xem sao.
Bước 4: Và rồi khách hàng yêu cầu tôi thiết kế logo của họ từ “khái niệm” một con chim ruồi. Bạn đừng tiếc cho mấy cái khái niệm bên trên của tôi, công việc của tôi là vậy. Dẫu sao nó cũng là một công việc thú vị.
Và tôi bắt đầu bám vào khái niệm chim ruồi. Thử vẽ nó ra:
Bước 5: Tuy nhiên một vấn đề mới nảy sinh. Tôi tìm hiểu và biết rằng đã có vài thương hiệu máy bay trực thăng có sử dụng hình ảnh tương tự như thế này rồi. Tất nhiên nó không hẳn là chim ruồi, nhưng miễn là “chim” là cũng bắt đầu khó rồi, một logo tốt là một logo không giống na ná cái logo nào trước đó cả, nhất là của các hãng cạnh tranh nhau. Bạn thấy đấy, thiết kế logo là một công việc thú vị, nhưng không hề đơn giản.
Bước 6: Bây giờ tôi phải “quên” mấy cái hình ảnh đó đi, chỉ tập trung vào con chim ruồi của tôi thôi. Nó phải khác biệt với những hình ảnh kia, ý tôi là khác hoàn toàn cơ. Tôi lại có ý tưởng con chim ruồi nó sẽ bay “lơ lửng” như thế này. Bay lơ lửng là đặc điểm của cả máy bay trực thăng và chim ruồi mà .
Bước 7: Ý tưởng của tôi là hình ảnh con chim ruồi này nó đang bay lên, hướng đến một cái gì đó. Sự bay lên của con chim ruồi, chuyển động theo kiểu trực thăng. Tôi đang tìm kiếm một cái gì đó. Và tôi thấy hình ảnh này khá phù hợp, hình như nó chính là cái tôi đang tìm
Bước 8: Tôi bắt đầu bí, à đương nhiên chứ, có đôi khi đầu tôi đặc lại. Ý tưởng không phải lúc nào nó cũng sẵn sàng đến với mình đâu. Tôi thả lỏng và thử nghịch ngợm một chút với ý tưởng đã có từ trước đó. Tôi thử đưa con chim ruồi vào vài khung cảnh nào đó.
Bước 9: Theo phương pháp này, khi đã có khái niệm của mình bạn nên nghiên cứu kỹ về nó. Sẽ rất mất thời gian sau này nếu những “đặc tả” về khái niệm bị sai lệch, sau này bạn sẽ vất vả để khắc phục nó. Ở đây là con chim ruồi, tôi phải tìm hiểu xem nhìn nó béo hay gầy, mỏ to hay nhỏ, khi nó bay tư thế như thế nào, nó xòe đuôi cụp đuôi ra sao… Nếu sai lệch một vài chi tiết như vậy và nếu không may mắn bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn tưởng để sửa chữa những chi tiết nhỏ như vậy.
Bước 10: Tôi bắt đầu hình dung được cái logo với con chim ruồi của tôi rồi. Mở laptop thân yêu ra thôi. Tôi dùng Adobe Illustrator, dùng phần mềm nào là lựa chọn của bạn. Đầu tiên mình chuyển cái mình vẽ tay sang dạng ảnh để đọc được trên máy tính cái đã.
Bước 11: Tôi tạo những chiếc lông của con chim bằng một loạt các hình elip.
Bước 12: Sau đó tôi dán hình con chim ruồi vào, làm sao cho nó như đang lơ lửng bay lên ấy.
Bước 13: Con chim như bước trên thì “thường quá”. Lại tiếp tục giai đoạn mò mẫm ý tưởng, tôi thích dùng từ mò mẫm. Không phải cái này thì lại là cái kia.
Bước 14: Thử làm mờ một hình elip để thể hiện cái sự quay của cánh quạt.
Bước 15: Một vòng xoáy. Ý tưởng nhiều khi nó kỳ quặc thế đấy.
Bước 16: Khoan đã, vòng xoáy, thử làm bẹp nó. Dán con chim vào, chưa được, cho nó ngóc đầu lên 1 chút, nhìn khá ổn.
Bước 17: Thông thường tôi làm logo bước đầu có màu đen trên nền trắng mà thôi, sau này tô màu dễ dàng có thể có 1 hoặc vài màu, nếu là người mới bạn nên tìm hiểu về màu sắc trong thiết kế logo. Tôi đã được đồng ý là logo có thể có 2 hoặc 3 màu. Thử thay đổi màu sắc một chút.
Đồng thời cũng phải làm sao để con chim nó không “dính” vào vòng xoáy
Vặn vẹo nó một chút để nhìn cho nó giống bay chéo lên, chứ nếu bay thẳng đứng lên thì …, có phải là thang máy đâu.
Làm một elip mờ mờ bên dưới tạo thành cái bóng, thế mới đúng là đang bay.
Bước này hơi dài nhỉ.
Bước 18: Làm sao để cái chuyển động xoáy nó nổi bật lên đây?.
Bước 19: Tôi thử đổ bóng cái vòng xoáy kia lên người con chim, nhưng hình như trông nó hơi phức tạp
Bước 20: Thử thay đen bằng xám.
Bước 21: Cho thêm vài cái màu xám nữa, lại quá phức tạp rồi.
Bước 22: Cuối cùng tôi cũng tìm ra được một cái ưng ý nhất. Tôi tô màu đen vào giữa khoảng trống của vòng xoáy và con chim. Nhìn đẹp đấy.
Bước 23: Tôi đã hài lòng với thiết kế này của mình, thử gắn nó vào một cái gì đó xem sao, name card chẳng hạn. Thay đổi màu sắc theo yêu cầu của khách hàng nữa.
Bước 24: Hồ hởi, tự tin mang cho khách hàng xem. Nhưng ông ta không đồng ý, trời ạ. Ông thích thiết kế của tôi, nhưng không thích cái “bay lơ lửng” của con chim ruồi. Bao công sức đổ sông đổ bể?
Không hề dễ dàng tí nào khi nghe khách hàng từ chối sản phẩm mà bạn đã thiết kế, tôi cũng vậy. Mặc dù theo ý của tôi thì đây có thể là một logo quá đẹp, quá tuyệt vời, quá hợp lý cho thương hiệu máy bay trực thăng Metro. Tuy nhiên “khách hàng luôn luôn đúng” là luôn luôn đúng.
Tôi đã cố gắng giải thích cho khách hàng những ý nghĩa, những nét đẹp… của logo, đề nghị khách hàng dành thêm thời gian để xem xét thật kỹ, nhưng …
Lại tiết tục.
Bước 25: Ta lại về với bản vẽ của ta, tiếp tục mò mẫm ý tưởng nào.
Bước 26: Thử bỏ cái “xoáy” đi, trả lại đôi cánh cho con chim.

Bước 27: Hay là để cả cánh, cả xoáy?

Bước 28: Đơn giản hơn nữa, sửa lại một chút. Hơi xấu

Bước 29: Đây rồi, cái này là hợp ý khách hàng đây, nhìn cũng đẹp đấy chứ.

Bước 30: Chỉnh lại màu sắc nữa. Hôm trước mình xem tuổi tác, phong thủy đàng hoàng của khách hàng rồi, họ cũng ok. Nào thì xanh và vàng, quá đẹp.
Cho thêm cái bóng nữa, đang bay mà.
Bước 31: Lại hồ hởi mang đi gặp khách hàng, mắt ông ấy sáng lên (tốt rồi) nhưng lại hơi tối lại. Ông ấy không thích cái đuôi con chim. Mình lại tiếp tục, như vậy là thành công cũng xắp đến rồi.
Về vẽ lại cái đuôi, lại mò mẫm:
Một
Bước 32: Hai…
Bước 33: Ba…
Bước 34: Và bốn…
Bước 35: Tôi mang tất cả những thiết kế đã sửa cái đuôi con chim ruồi rồi lại mang cho khách hàng xem.
Cuối cùng khách hàng cũng đã đồng ý, khi ông ấy gật đầu tôi đã sướng điên lên được. Vậy là bao công sức của tôi đã được ghi nhận. Ý tưởng của tôi đã được sử dụng. Tôi tự hào với từng sản phẩm của mình. Và tôi rất vui …
Thiết kế logo là một công việc đòi hỏi nhiều công sức, ý tưởng và cả may mắn. Bạn cần có niềm đam mê với nó mới có hy vọng làm tốt công việc này.
Và còn gì thú vị hơn, khi thiết kế của mình được trở thành biểu tượng của một tổ chức, một công ty nào đó… Nhắc lại, tôi rất tự hào!
Dịch bởi: Trần Huy Tùng
Theo: ideabook.com